CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng thực hiện thủ tục hoàn thuế cho hàng hóa của người nước ngoài xuất cảnh. Ảnh: Ngọc linh.
Gặp khó khi DN không cập nhật thông tin
Hiện khách du lịch nước ngoài mang hàng hóa khi xuất cảnh qua 5 sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc) và 4 cảng biển quốc tế (Khánh Hội, Đà Nẵng, Nha Trang) sẽ được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, hàng hóa thực hiện hoàn thuế GTGT tập trung chủ yếu tại các sân bay quốc tế. Nhiều nhất là tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài).
Triển khai chương trình hoàn thuế GTGT, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh và xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh- VAT-RAS” để thực hiện đồng bộ từ DN bán hàng hoàn thuế GTGT, cơ quan Hải quan đến ngân hàng thương mại (ngân hàng chi trả tiền hoàn thuế GTGT).
Theo phản ánh của Cục Hải quan TP.HCM, hiện chỉ có cơ quan Hải quan tham gia hệ thống, vì vậy, cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra hóa đơn bằng giấy do hành khách xuất trình, không có hóa đơn điện tử để đối chiếu, xác định hóa đơn thật, giả. Hơn thế, có trường hợp hóa đơn hoàn thuế viết tay nên thông tin trong hóa đơn nhiều lúc không rõ ràng.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, qua thời gian triển khai, hiện Chi cục Hải quan Nội Bài vẫn gặp vướng trong quá trình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài bởi một số DN bán hàng khi lập hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế thường ghi thông tin chưa đầy đủ; ví dụ như quần áo ghi chung chung, thiếu nhãn hiệu, mã ký hiệu, thiếu dấu đỏ ghi trên hóa đơn, không có số điện thoại liên hệ chính xác… Việc ghi thiếu này dẫn đến khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc đối chiếu hàng hóa thực tế được hoàn thuế GTGT với hóa đơn do đơn vị bán hàng lập, cũng như gây cản trở cho công chức hải quan khi muốn liên hệ với DN để xác minh lại nội dung của hóa đơn.
Cũng theo Cục Hải quan Hà Nội, hiện nay một số DN bán hàng hoàn thuế chưa cập nhật thông tin vào Hệ thống VAT-RAS nên công chức hải quan phải thực hiện các bước nhập chứng từ, mã hàng… bằng phương pháp thủ công thay cho DN. Điều này gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của cơ quan Hải quan, dễ xảy ra sai sót cũng như cản trở việc thực hiện xử lý hoàn thuế cho người nước ngoài.
Theo Cục Hải quan Đà Nẵng, trong quá trình triển khai hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh, đơn vị đã gặp khó khăn trong việc xác định DN bán hàng hoàn thuế khi kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, dẫn đến mất thời gian trong giải quyết thủ tục hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh vì có trường hợp danh sách DN bán hàng hoàn thuế chưa được cập nhật trên trang thông tin điện tử của một số cục thuế tỉnh, thành phố.
Tương tự, Cục Hải quan Khánh Hòa cho biết, hầu hết các DN bán hàng hoàn thuế GTGT chưa cập nhật thông tin hóa đơn vào Hệ thống VAT-RAS, vì vậy trong quá trình thực hiện hoàn thuế cho hành khách, CBCC Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Cam Ranh phải thực hiện thủ công cập nhật thông tin hành khách, thông tin trên hóa đơn vào hệ thống, gây mất thời gian và gặp rủi ro trong việc xác minh hóa đơn. Điều này đã gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của cơ quan Hải quan, đồng thời mất rất nhiều thời gian trong khâu xử lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.
Cục Hải quan Khánh Hòa cũng cho biết thêm, công chức Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Cam Ranh thường gặp phải tình trạng DN bán hàng ghi mã số chung chung, không ghi rõ nhãn hiệu, quy cách dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa được hoàn thuế GTGT so với thông tin trên hóa đơn và thiếu địa chỉ DN khi cần liên hệ, xác minh thông tin hóa đơn.
Cần có quy chế phối hợp tốt hơn
Từ những vướng mắc trên, Hải quan TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa đề xuất Tổng cục Hải quan cần trao đổi với Tổng cục Thuế yêu cầu DN bán hàng hoàn thuế GTGT tham gia vào Hệ thống VAT-RAS để công tác quản lý được chặt chẽ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của cơ quan Hải quan để việc tra cứu được thuận tiện, không phải khai thác thêm trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Cần có quy chế phối hợp giữa cục hải quan và cục thuế địa phương để trao đổi các thông tin nghi vấn, thông tin liên quan đến hoàn thuế GTGT.
Cần có quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của DN tham gia bán hàng hoàn thuế, cũng như chế tài xử lý đối với trường hợp DN không tham gia cập nhật thông tin gửi đến cơ quan Hải quan để có cơ sở xử lý trước khi chuyển sang cơ quan Thuế.
Cục Hải quan Khánh Hòa cho rằng, điều kiện lựa chọn DN bán hàng hoàn thuế tại điểm b Khoản 1 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC chỉ có điều kiện: “Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ” là chưa đủ, cần bổ sung thêm quy định “khi phát hành hóa đơn bán hàng, DN cần phải ghi cụ thể thông tin hàng hóa trên hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế và cập nhật thông tin hàng hóa vào Hệ thống VAT-RAS” vào điều kiện trên.
Hải quan Hà Nội cũng đề xuất, cần quy định chặt chẽ hơn nữa về điều kiện hàng hóa được hoàn thuế GTGT tại Điều 11 của Thông tư 72/2014/TT-BTC là hàng mới hay đã qua sử dụng, tránh trường hợp lợi dụng kẽ hở, hành khách có hàng đưa về Việt Nam khi nhập cảnh, móc nối với đơn vị bán hàng để có hóa đơn hoàn thuế GTGT. Hiện nay việc kiểm tra thực tế hàng hóa có giá trị lớn của các thương hiệu nổi tiếng như: Đồng hồ Rolex, Catier… túi xách Hermes, Chanel… cơ quan Hải quan rất khó xác định hàng hóa khi hành khách xuất cảnh là hàng thật hay hàng giả.
Cũng đã có trường hợp hàng hóa hoàn thuế khi xuất trình có dấu hiệu đã qua sử dụng, hàng không còn nguyên nhãn mác, không có vỏ hộp đi kèm, đã được hành khách sử dụng. Tuy nhiên, hồ sơ và hàng hóa do hành khách xuất trình đã đáp ứng đủ tiêu chí được hoàn thuế GTGT nên cơ quan Hải quan vẫn phải thực hiện hoàn thuế GTGT cho hành khách.
Một nội dung mà Hải quan một số tỉnh, thành phố triển khai chương trình cùng đề xuất là cần nâng cấp, sửa chữa kịp thời hệ thống hoàn thuế theo phương thức điện tử để đảm bảo kết nối một cách tự động giữa cơ quan Hải quan, ngân hàng hoàn thuế và DN hoàn thuế GTGT.
Riêng về công tác phối hợp, các đơn vị đề xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ với Công an cửa khẩu, cơ quan hàng không… nhằm nắm rõ thông tin trước về hành khách, qua đó phát hiện kịp thời những hành khách trục lợi bay đi xuất cảnh và trở về nước trong ngày.
Ghi nhận những vướng mắc của hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Tổng cục Thuế, trong đó đề nghị Tổng cục Thuế tiếp tục có văn bản chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các DN đã đăng ký là DN bán hàng hoàn thuế GTGT tham gia vào hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, yêu cầu DN có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế do DN lập vào hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài theo phương thức điện tử.
Đối với trường hợp đã được nhắc nhở nhưng không thực hiện, Tổng cục Hải quan đề nghị Tổng cục Thuế dừng hoạt động bán hàng hoàn thuế GTGT của các DN này theo quy định tại Điều 14 Thông tư 72/2014/TT-BTC.
Hotline : 0982181889
Email : tuvanluatkimgia@gmail.com
THÀNH LẬP CÔNG TY
0982 181 889 Luật Sư Trúc
THÀNH LẬP CÔNG TY
0982 565 669 Luật Sư Hoàng
THÀNH LẬP CÔNG TY
0918 99 6769 Luật Sư Trúc
THAY ĐỔI ĐKKD
0982 181 889 Luật Sư Trúc
THAY ĐỔI ĐKKD
0982 565 669 Luật Sư Hoàng
DV KHAI THUẾ - IN HÓA ĐƠN
0867616379 C. Oanh (Kế toán)
Đ/c: 243A Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tel (zalo): 0982 181 889 Luật Sư Trúc - 0982 565 669 Luật Sư Hoàng
Hotline: 0982 181 889 Luật Sư Trúc
Email: tuvanluatkimgia@gmail.com - tuvanthanhlapcongtykimgia@gmail.com
Web: tuvanluatkimgia.vn
Hotline