Nghị định này quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp chính là những phạm vi điều chỉnh của Nghị định 05/2019/NĐ-CP. Như vậy có thể dễ dàng thấy rằng đối tượng áp dụng của Nghị định này đó là:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
Doanh nghiệp là một trong những đối tượng cần phải nghiêm túc tuân thủ đúng với nghị định này.
Nghị định này ban hành nhằm hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kiểm toán nội bộ của mình thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn. Mục đích cụ thể bao gồm:
- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro mà các đơn vị có thể gặp phải nhờ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
- Các mục tiêu hoạt động cũng như các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Khi thực hiện kiểm toán nội bộ theo những nguyên tắc sau:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Các đơn vị thực hiện nghị định này cần phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ báo cáo cũng như đánh giá.
Khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ chính là những nguyên tắc tiếp theo mà người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải tuân thủ.
Đối với các doanh nghiệp thì các đơn vị sau đây cần phải thực hiện việc kiểm toán nội bộ:
- Công ty niêm yết;
- Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Với những doanh nghiệp không thuộc 1 trong 3 trường hợp trên thì được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Với những người làm công tác kiểm toán nội bộ cần những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và các hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
- Chưa từng bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
- Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Có thể bạn quan tâm: Thông tư về việc Doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động
Việc kiểm toán nội bộ cần phải đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ sau đây:
Các đơn vị cần lưu ý phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ như sau:
- Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
- Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
- Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 do đó các đơn vị thuộc các đối tượng trên đặc biệt là các doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin này để thực thi đúng quy định. Việc thực hiện tốt các quy định của nhà nước vừa giúp các doanh nghiệp không vướng phải những vấn đề không mong muốn và trên hết nó giúp doanh nghiệp thể hiện sự tin cậy, trung thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn ai hết kế toán là những người cần nắm vững những quy định này. Trong tháng 4, ngoài việc tìm hiểu rõ để thực thi quy định mới này thì kế toán cũng cần lưu tâm đến những công việc cần hoàn thành trong tháng 4 nhé.
Hotline : 0982181889
Email : tuvanluatkimgia@gmail.com
THÀNH LẬP CÔNG TY
0982 181 889 Luật Sư Trúc
THÀNH LẬP CÔNG TY
0982 565 669 Luật Sư Hoàng
THÀNH LẬP CÔNG TY
0918 99 6769 Luật Sư Trúc
THAY ĐỔI ĐKKD
0982 181 889 Luật Sư Trúc
THAY ĐỔI ĐKKD
0982 565 669 Luật Sư Hoàng
DV KHAI THUẾ - IN HÓA ĐƠN
0867616379 C. Oanh (Kế toán)
Đ/c: 243A Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tel (zalo): 0982 181 889 Luật Sư Trúc - 0982 565 669 Luật Sư Hoàng
Hotline: 0982 181 889 Luật Sư Trúc
Email: tuvanluatkimgia@gmail.com - tuvanthanhlapcongtykimgia@gmail.com
Web: tuvanluatkimgia.vn
Hotline