Theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng, tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo trình tự. Thủ tục như sau:
- Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại.
Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Tại buổi thỏa thuận lần hai mà bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh căn cứ vào yêu cầu của bên bị thiệt hại, có xem xét đến đề nghị, giải trình của bên vi phạm;
Như vậy ông có quyền yêu cầu UBND phường chủ trì buổi thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại. Nếu nhà hàng xóm vắng mặt 2 lần mà không có lý do chính đáng, ông được tiếp tục thi công sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại (do Chủ tịch UBND phường quyết định) gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng.
Sự việc kéo dài đến nay đã năm do gia đình hàng xóm nhà ông cố tình không hợp tác. Vì vậy, ông cần làm đơn đề nghị UBND phường thực hiện đúng quy định trên. Nếu chủ tịch UBND phường không giải quyết ông có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên là Chủ tịch UBND quận hoặc khởi kiện tới Tòa án quận nơi có công trình xây dựng.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình